Monday 23 December 2013

Những sự tương đồng và khác biệt giữa PHIM ĐIỆN ẢNH & TRUYỀN HÌNH

Mặc dù phim TV và điện ảnh đều sử dụng ngôn ngữ hình ảnh, phương tiện sản xuất như nhau tuy nhiên vẫn có nhiều khác biệt thuần túy về mặt kỹ thuật cần lưu ý.

phim-dien-anh-phim-truyen-hinh

PHIM ĐIỆN ẢNH:

- Chủ yếu quay tại hiện trường (Location)

- Nội cảnh được quay trong một trường quay (Studio) hoặc tại hiện trường.

- Quay một máy vì vậy cùng một cảnh phim bạn có thể phải quay nhiều lần. Đầu tiên là một cú quay chính (Master Shot - bao quát hành động); Sau đó là một số đúp (Take) quay riêng lẻ cho từng nhân vật chính nói và các cận cảnh cần thiết.

- Format kịch bản dàn đầy cả trang giấy; Trong đó: Lời thoại (Dialog) ở giữa, Các đoạn mô tả (Action - hành động, mô tả cảnh) triển khai theo bề ngang của trang giấy. Thoại và đặc biệt là hình ảnh chia sẻ nhiệm vụ truyền tải câu chuyện và hành động.

- Có thể có nhiều nhân vật (Nhiều khi có 10 người trở lên) nhưng chúng ta chỉ tập trung vào một trong hai nhân vật chính.

PHIM TRUYỀN HÌNH

- Chủ yếu quay trong trường quay. Hầu hết là nội cảnh. Thỉnh thoảng có chèn thêm những cảnh ngoại.

- Thường quay 3 máy (Một máy toàn cảnh bao quát toàn bộ nhân vật chính và bối cảnh); 2 máy cho từng người nói chính.(One Shot, Two Shots... )

- Format kịch bản chỉ sử dụng nửa trang giấy bên phải. Phần bên trái bỏ trống. Mọi chi tiết có trong phần bên phải là những gì xuất hiện trước máy quay. Phần bên trái sẽ dành cho những gì không xuất hiện trước máy quay (Khi quay, phần này sẽ ghi chú thích về các hướng của mỗi máy quay; Có thể coi nó như một dạng kịch bảnvề kỹ thuật quay (Technical Shooting Script).

- Thoại thường có xu hướng 'dẫn dắt" câu chuyện và hành động của nhân vật..

- Có thể có ít nhân vật (Từ 5 -7 người). Trong những phim nhiều tập (Series, soap), các nhân vật sẽ xuất hiện liên tục.

KÍCH THƯỚC MÀN ẢNH

Cũng nên nhớ đến kích cỡ màn ảnh vì đây là vấn đề quan trọng. Với phim truyện điện ảnh, màn ảnh rộng hơn đòi hỏi kiểu kể chuyện giàu hình ảnh; tham vọng của biên kịch, đạo diễn cũng lớn hơn.

Với phim TV, dù vẫn là một phương tiện truyền đạt thiên về hình ảnh, nhưng gần gũi hơn, sử dụng nhiều thoại hơn để lèo lái câu chuyện nên nó phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ thuật cắt dựng. Hơn nữa, nếu viết cho một kênh TV thương mại, bạn nên lưu ý rằng sẽ có lúc nghỉ để quảng cáo. (Hãy nhớ điều này khi cấu trúc kịch bảncủa bạn. Bạn phải xây dựng cao trào (Climax) hoặc nút thắt (Cliff-hanger) trong đoạn, khiến khán giả háo hức hoặc muốn xem tiếp sau lúc nghỉ để quảng cáo)

Nhìn chung, dân trong nghề vẫn coi phim điện ảnh là thứ mà người xem "cảm" được nhiều nhất nó là "nghệ thuật". Còn phim truyền hình là một thứ phổ biến, có thể len lỏi vào từng nhà. Nhưng thực tế, với điện ảnh, người ta phải đưa ra một quyết định có ý thức rõ ràng khi muốn xem nó khán giả phải đi đến rạp chiếu và trả tiền để được trải nghiệm Khi ở trong rạp chiếu phim, ta gọi đó là nơi trải nghiệm trọn vẹn

Một câu châm ngôn về nghề diễn cũng được áp dụng với các nhà biên kịch: “Người ta làm sâu khấu là vì tình yêu; làm truyền hình là để lấy tiếng; làm phim vì tiền”.

Rõ ràng là tiền và nghệ thuật nằm ở hai phần trái ngược nhau. Nhưng tiền cũng giúp tăng tính hợp tác cho quá trình làm phim. Và “Viết kịch bản là quá tình hợp tác có mưu mẹo”

Anh Kháng

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

Bạn đọc có thể dùng tài khoản Google, Wordpress, OpenID hoặc đơn giản là viết tên và email để bình luận. Mọi người có thể:
- Trang trí text trong văn bản bằng các thẻ <b>(in đậm - bold)</b>, <i>(in nghiên - italic)</i>
- Chèn ảnh vào bình luận bằng thẻ img [img]link ảnh[/img]
- Chèn Youtube vào bình luận bằng thẻ youtube [youtube]link video[/youtube]
- Sử dụng emoticons bên dưới để làm sinh động bình luận của mình

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 [Demo] Metro BTK (version 2)
Designed by Minh Triết
Posts RSSComments RSS
Back to top