Monday, 18 November 2013

Thế giới 3D giàu cảm xúc của 'Bí kíp luyện rồng'

Với câu chuyện mang nhiều ý nghĩa nhân văn và thế giới rồng kỳ ảo được đặt trong không gian ba chiều, 'Bí kíp luyện rồng' xứng đáng là một trong những bộ phim hoạt hình hay nhất của năm 2010.

Chưa bao giờ công nghệ 3D lại thực sự bùng nổ trên khắp thế giới như hiện nay. Từ truyền hình, sách báo và đặc biệt là điện ảnh đều tràn ngập những hình ảnh ba chiều sống động. Năm 2010, điện ảnh thế giới sẽ có tới gần 20 bộ phim được ra mắt ở định dạng 3D cộng với việc khai trương thêm 7.000 phòng chiếu 3D mới trên khắp toàn cầu.

Tại Việt Nam, đi xem phim 3D ngoài rạp cũng đã dần trở thành một xu hướng mới đầy hấp dẫn của khán giả. Sau Avatar, Alice ở xứ sở thần tiênCuộc chiến giữa các vị thần đều đạt được những thành công về doanh thu, khán giả sẽ tiếp tục được thưởng thức một bộ phim 3D mới có tên Bí kíp luyện rồng. Đây đồng thời cũng là bộ phim hoạt hình đầu tiên được trình chiếu tại Việt Nam ở định dạng ba chiều. 

bi-kip-1345702630-480x0-1346604645_480x0

Một cảnh trong phim. Ảnh: DreamWorks.

Lấy bối cảnh tại một ngôi làng của người Viking từ thời xa xưa, chuyện phim xoay quanh Hiccup - một cậu bé yếu ớt sống ở đảo Berk cùng với người cha là thủ lĩnh dân tộc Stoick the Vast chuyên săn rồng. Tại đây, việc giết rồng luôn được coi là một lẽ sống mà bất kỳ đứa trẻ nào trong làng cũng được giáo huấn từ nhỏ. Tuy nhiên, Hiccup dường như đặc biệt hơn so với những đứa trẻ khác, cậu bé có phần yếu đuối và nhút nhát nhưng lại vô cùng thông minh. Tham gia vào khóa huấn luyện diệt rồng, Hiccup đã chứng tỏ cho mọi người trong làng, kể cả cha cậu thấy rằng mình có đủ phẩm chất của một chiến binh Viking dũng mãnh. Nhưng trước đó, chính cuộc gặp gỡ với một con rồng bị thương đã làm thay đổi cậu bé. Hiccup thương cảm và dần trở thành một người bạn thân thiết của Toothless - cái tên mà cậu đặt cho chú rồng đó. Quan điểm của Hiccup giờ đây đã khác trước rất nhiều, tuy nhiên những suy nghĩ của cậu lại đi ngược lại lẽ sống của cả dân tộc. Người dân làng, đặc biệt là cha của Hiccup - một thủ lĩnh nóng nảy và cố chấp sẽ thế nào trước tư tưởng tiến bộ của cậu bé? 

Phải mất tới 6 năm, loạt sách How to Train Your Dragon dành cho thiếu nhi của tác giả người Anh Cressida Cowell mới giành được sự quan tâm của hãng DreamWorks Animation. Nhà sản xuất danh tiếng Bonnie Arnold đã lựa chọn How to Train Your Dragon ngay sau thành công của bộ phim Over The Hedge. Bà phát biểu rằng: "Nhân vật chính trong những bộ phim chúng tôi từng sản xuất đều là người đã trưởng thành hay thú vật, còn lần này lại là một cậu bé. Đây được coi là hướng đi mới cho xưởng phim. Tính cách của Hiccup, mối tương quan giữa cậu với những con rồng và sự khác biệt về tính cách của những người Viking là nền tảng cho sự hài hước của câu chuyện, một sự hóm hỉnh mang tính châm biếm và thời sự".

Bí kíp luyện rồng được thực hiện hoàn toàn ở môi trường 3D ngay từ khi mới bắt đầu nên vô cùng sống động. Khác với những tác phẩm trước đó được chuyển sang 3D sau khi đã quay ở định dạng 2D như Alice ở xứ sở thần tiên hay Cuộc chiến giữa các vị thần, Bí kíp luyện rồng khiến cho người xem cảm nhận được một cách rõ rệt về công nghệ 3D với phần hình ảnh có chiều sâu, bề nổi, đặc biệt là nhiều tương tác với khán giả. Tạo hình những con rồng phun lửa rực rỡ màu sắc trên một khung cảnh hùng vĩ của người Viking cổ đại cũng đem tới cho khán giả, đặc biệt là trẻ em, sự choáng ngợp. Góp phần tạo nên điều này là sự kết hợp đầy ăn ý giữa trí tưởng tượng phong phú của nhà văn Cressida Cowell và những nhà làm phim tài ba của hãng DreamWorks Animation.

Hài hước, phiêu lưu, gia đình, hành động, thần tiên và một chút tình yêu là tất cả những yếu tố tạo nên Bí kíp luyện rồng. Bên cạnh sự thỏa mãn về mặt nghe nhìn và tiếng cười sảng khoái trước những tình huống hài hước, phim còn đem tới nhiều bài học quý giá trong cuộc sống. Đó là bài học về tình bạn chí thiết, luôn sẵn sàng liều mình để bảo vệ lẫn nhau của Hiccup và chú rồng Toothless, bài học về tình cha con đầy xúc động giữa cậu bé hay gây rắc rối và một người cha nghiêm khắc, cực đoan nhưng hết lòng yêu thương con trai mình. Nhưng trên hết, thông qua câu chuyện được kể bởi cậu bé Hiccup, Bí kíp luyện rồng muốn dành cho trẻ em một bài học về giá trị của lòng tin và sự khám phá bản thân cũng như thế giới xung quanh mình. Nếu như Hiccup không bước ra ngoài tự mình tìm hiểu thì liệu cậu bé có hiểu được về bản tính của loài rồng hay không; có nhận thức được bản thân mình thực sự muốn gì hay không; có dám đứng lên chống lại những luật lệ hà khắc và cực đoan của người Viking hay không? Thế giới bên ngoài luôn ẩn chứa biết bao điều thú vị và mới lạ mà nếu không tự mình khám phá, con người sẽ mãi khô cứng với những suy nghĩ cổ hủ và lạc hậu của chính mình. Đó cũng là thông điệp đầy ý nghĩa mà Bí kíp luyện rồng muốn truyền tải tới người xem.

bi-kip2-1345702631-480x0-1346604645_480x0

Gerald Butler tham gia lồng tiếng trong phim. Ảnh: DreamWorks.

Ngoài phần hình ảnh ba chiều sống động làm mãn nhãn khán giả, Bí kíp luyện rồngcòn thu hút bởi sự tham gia lồng giọng của nhiều ngôi sao nổi tiếng. Giọng nói của nhân vật Hiccup trong phim do nam diễn viên mới nổi Jay Baruchel đảm nhiệm. Anh từng xuất hiện trong các bộ phim ăn khách như Knocked Up, Tropic Thunder hayNight at The Museum 2. Lồng giọng cho nhân vật Stoick - cha của Hiccup là nam tài tử Gerald Butler - người đã quá quen thuộc với khán giả Việt Nam qua các tác phẩm điện ảnh như 300, P.S. I Love You, Nim's Island và sắp tới là The Bounty Hunter. "Cô gái xấu xí" Ugly Betty của truyền hình Mỹ - ngôi sao trẻ America Ferrera - là người lồng tiếng cho nhân vật Astrid - cô bạn tinh quái của Hiccup.

Với kinh phí 165 triệu USD, Bí kíp luyện rồng đã thu về 338,7 triệu USD trên toàn thế giới trong suốt một tháng qua và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Phim ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 23/4, tại các cụm rạp MegaStar và Galaxy.

  N.M

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

Bạn đọc có thể dùng tài khoản Google, Wordpress, OpenID hoặc đơn giản là viết tên và email để bình luận. Mọi người có thể:
- Trang trí text trong văn bản bằng các thẻ <b>(in đậm - bold)</b>, <i>(in nghiên - italic)</i>
- Chèn ảnh vào bình luận bằng thẻ img [img]link ảnh[/img]
- Chèn Youtube vào bình luận bằng thẻ youtube [youtube]link video[/youtube]
- Sử dụng emoticons bên dưới để làm sinh động bình luận của mình

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 [Demo] Metro BTK (version 2)
Designed by Minh Triết
Posts RSSComments RSS
Back to top